Trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé nay là trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương được chính thức công nhận ngày 12/11/1988 theo Quyết định số168/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Tiền thân là Cơ sở 5 của Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm đào tạo Giáo viên THCS có trình độ cao đẳng, sau đó trường được giao lại cho tỉnh Sông Bé nay là tỉnh Bình Dương và trở thành Trường Sư phạm Cấp II của tỉnh Sông Bé. Cho đến năm 1992 tất cả các trường Sư phạm trong tỉnh bao gồm:Trường Trung học Sư phạm, Sư phạm Mầm non, Cán bộ Quản lý đã được sáp nhập lại và lấy tên là trường Trường Cao đẳng Sư phạm. Trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong 10 năm gần đây, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương luôn phấn đấu trưởng thành toàn diện trên các mặt, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, về đội ngũ trong những năm sáp nhập. Đến nay, cảnh quan môi trường Sư phạm khang trang, sạch đẹp, an toàn; Đội ngũ đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, công tác đào tạo ngày càng có hiệu quả và chất lượng hơn; Luôn đổi mới mục tiêu , nội dung chương trình , cải tiến giáo trình và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực; Thực hiện việc đánh giá thi và kiểm tra nghiêm túc, học sinh sinh viên có thái độ đúng trong học tập , rèn luyện. I. SỨ MỆNH Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương thành trung tâm đào tạo Giáo viên có trình độ cao đẳng cho các bậc học (bậc trung học cơ sở, bậc tiểu học và bậc mầm non) và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, từng bước nâng lên đào tạo cao đẳng đa ngành nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng; là trung tâm giao lưu về khoa học, giáo dục, văn hóa của tỉnh. II. MỤC TIÊU Phát triển Trường Cao đẳng Sư Phạm Bình Dương ngang tầm các trường cao đẳng tiên tiến trong khu vực, trong đó một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản đạt trình độ và chất lượng cao góp phần tạo dựng tiền đề nâng cao vị thế và uy tín của trường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. - Cung cấp nguồn giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non chất lượng cao, trình độ cao cho tỉnh nhà. - Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ngành giáo dục của tỉnh. - Từng bước hoàn chỉnh cơ cấu đào tạo, bồi dưỡng đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và dịch vụ cũng như cơ chế quản lý cao đẳng, đại học tiên tiến, hiện đại, tự chủ cao và tin học hóa. - Đa dạng hóa và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tăng tỷ trọng nguồn thu bổ sung; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục đang đầu tư xây dựng đồng thời có kế họach lập dự án đầu tư các hạng mục mới nhằm phục vụ tốt cho công tác đào tạo và bồi dưỡng. - Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý cả về quy mô, trình độ và cơ cấu, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ trở lên đảm bảo đúng tỷ lệ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác với các trường cao đẳng, đại học trong khu vực nhằm tăng cường năng lực đào tạo, NCKH và liên kết đào tạo đại học. - Nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức; nâng cao nhận thức của cán bộ và học sinh sinh viên (HSSV) về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như về sứ mệnh, mục tiêu, kế hoạch phát triển của Trường; chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống trong sạch, tuân thủ pháp luật trong cán bộ viên chức, HSSV; xây dựng ý thức tự hào và trách nhiệm, tinh thần đoàn kết nhất trí của cán bộ viên chức và HSSV đối với sự nghiệp phát triển Trường; nhiều cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên được kết nạp vào Đảng. - Phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương gắn chặt với phát triển Ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh cũng như chiến lược phát triển GDĐT và KH-CN của đất nước. - Đào tạo và bồi dưỡng đạt chất lượng cao kết hợp với nghiên cứu khoa học là ưu tiên chiến lược trong suốt quá trình phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. - Phát huy sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, trong đó nội lực là chính và ngoại lực là yếu tố quan trọng. - Từng bước phát triển toàn diện, bền vững kết hợp áp dụng các giải pháp mang tính đột phá, đi tắt đón đầu; ưu tiên đầu tư phát triển các công trình trọng điểm nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Trường. III. CƠ SỞ VẬT CHẤT: Tổng diện tích đất của Trường đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : 52.129,6 m2 Tổng diện tích sử dụng: 14.618,39m2 ; trong đó: - Nơi làm việc : 867,75 m2. - Nơi học: 6.119,04m2. Giảng đường : Sức chứa 80- 100 chỗ : (không đủ chuẩn), Sức chứa 200 chỗ : 01 (đủ chuẩn); Sức chứa 300 chỗ : 01 (không đủ chuẩn). Phòng học: 28 ( 2744m2), Số phòng học dùng chung có trang bị phương tiện dạy học: 03 (294). 1. Khu thực hành thí nghiệm: - Phòng vi tính: 04 ( 392m2): 146 máy. - Phòng kỷ thuật may: 01 với 20 máy may công nghiệp. - Phòng bộ môn âm nhạc: 01 đàn dương cầm và 22 đàn Organ, - Phòng bộ môn Mỹ thuật: 01 với 22 bao giá vẽ. - Phòng thí nghiệm Hóa: 121,1 m2. - Phòng thí nghiệm Lý: 121,1 m2. - Phòng thí nghiệm Sinh 121,1 m2. 2. Cơ sở phục vụ giảng dạy TDTT: - Nhà đa năng: 03 (sân cầu lông , bóng bàn, bóng rổ với diện tích là 295m2). - Sân bóng chuyền : 02 ( 400m2); - Sân bóng đá tạm thời : 01 ( 2.400m2) 3. Phòng thông tin- thư viện : 200 chỗ ( 290,7 m2) với 15 máy vi tính có mạng Internet, có tổng số đầu sách trong thư viện là 2450 , trong đó số đầu sách tham khảo là 518, giáo trình: 1295; Sách giáo khoa: 487 và 150 lọai khác. 4. Cơ sở phục vụ ăn ở cho sinh viên: Khu nội trú cho sinh viên gồm hai dãy lầu 04 tầng với 72 phòng ở cho sinh viên ( sức chứa 72x 8sv) 07 phòng khách và 05 Y tế và phòng ăn cho giảng viên các trường Đại học. Nhà ăn có sức chứa hơn 200 chỗ. IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC Tính đến ngày 31/7/2007, tổng số cán bộ, viên chức Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương: 172 người, trong đó có 91CBGD, 01 chuyên viên cao cấp, 02 chuyên viên chính, 05 giảng viên chính, 03 TS và 39 ThS, tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học chiếm 38,04 %. 1. Ban Giám hiệu gồm: + Hiệu trưởng: ThS. Lê Thị Nam + Các Phó Hiệu trưởng: - CN. Bồ Văn Khoa. - ThS. Nguyễn Thị Lịch. - ThS. Đoàn Ngọc Miên. 2. Trường gồm có: + 05 khoa: Tự nhiên, Xã hội, Ngoại ngữ, Tiểu học – mầm non, Cán bộ QL và nghiệp vụ. + 05 Tổ và Bộ môn trực thuộc: Tổ Thông tin – Thư viện, Tổ Y tế, Bộ môn Tâm lý giáo dục, Bộ môn MacLenin – TT Hồ Chí Minh, Bộ môn Giáo dục thể chất. + 02 đơn vị phụ thuộc: Khu Thí nghiệm – Thực hành và Khu nội trú. + 06 phòng, ban: phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng Đào tạo, phòng Tổ chức – Kế hoạch – Tài chính, phòng Khoa học – Công nghệ, phòng Công tác Học sinh – Sinh viên, ban Thanh tra nhân dân. V. HỆ THỐNG ĐÀO TẠO 1. Bậc và loại hình đào tạo - Bậc đào tạo: Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. - Loại hình đào tạo cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: chính quy, vừa học vừa làm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS, tiểu học và mầm non; bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường THCS, tiểu học và trường mầm non. - Liên kết đào tạo đại học sư phạm và ngòai sư phạm theo hình thức vừa học vừa làm (chuyên tu, tại chức, văn bằng hai). 2. Chương trình đào tạo - Các loại chương trình đào tạo cao đẳng: chuẩn chính quy, chất lượng cao, vừa học vừa làm. - Các chương trình đào tạo trung học chuyên nghiệp: chuẩn chính quy, chất lượng cao, vừa học vừa làm. 3. Qui mô đào tạo Tổng số sinh viên, học sinh (chưa qui đổi) năm học 2006 - 2007: 1229 trong đó cao đẳng chính quy: 666 , cao đẳng vừa học vừa làm: 210, trung học chuyên nghiệp chính quy: 307, THCN vừa học vừa làm: 46. Ngoài ra, trường liên kết đào tạo đại học các ngành: Tổng số sinh viên, học sinh (chưa qui đổi) năm học 2007 - 2008: 1602 trong đó cao đẳng chính quy: 895, cao đẳng vừa học vừa làm: 302, trung học chuyên nghiệp chính quy: 305, THCN vừa học vừa làm: 100. Ngoài ra, trường liên kết đào tạo đại học các ngành: VI. HỆTHỐNGNGHIÊNCỨU KHCN Cơ cấu tổ chức hoạt động KH-CN ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương bao gồm: Phòng Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học và Đào tạo. VII. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Kết quả đào tạo: Tổng số HSSV đã được đào tạo, tốt nghiệp là 22.268 . Trong đó đào tạo : Giáo viên THCS : 7.530 ; Giáo viên Tiểu học : 9.506 ;Giáo viên Nhà trẻ-Mẫu giáo: 5.232. a. Giai đoạn 1976-1986: 5.421 HSSV. b. Giai đoạn 1987-1996: 8.827 HSSV. c. Giai đoạn 1997-2006: 8.020 HSSV. 2. Thành tích đạt được : Nhà trường từ năm 1992 đến nay - Huân chương lao động : Hạng ba năm 1997; hạng nhì năm 2002. - Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục : 59 cá nhân. - Huy chương vì sự nghiệp Bảo vệ an ninh Tổ quốc : 01 cá nhân. - Nhà giáo ưu tú :02. - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ : 7 ( có 5 cá nhân. - Bằng khen của Bộ Công an, Bộ Nội vụ : 04 ( 01 cá nhân ). - Bằng khen của Bộ GD-ĐT tặng cho đơn vị, tập thể và cá nhân: 52. - Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh và cơ sở: 390 lượt CBGV đạt danh hiệu. - Bằng khen của UBND tỉnh tặng cho đơn vị, tập thể, cá nhân: 181. - Giấy khen của Sở GD-ĐT và các Sở, Ban khác của Tỉnh: 328. Công đoàn : Từ 1992 đến nay - Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn và kỷ niệm chung : 14. - Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam: 08 (cá nhân 05). - Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Tỉnh tặng cho đơn vị: 02. - Bằng khen của Công đoàn GDViệt Nam và LĐLĐ Tỉnh: 138. - Ngoài ra còn nhiều Giấy khen của Công đoàn Giáo dục Tỉnh . Đoàn thanh niên: Từ 1992 đến nay - Huân chương lao động hạng ba : 01. - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ : 01 cá nhân. - Huy chương vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của TW Đoàn : 05. - Kỷ niệm chương và Huy chương danh dự của TW Đoàn : 03. - Cờ thi đua của Trung ương Đoàn : 02. - Bằng khen của Trung ương Đoàn : 02. - Bằng khen của Trung ương HLHTN :01. - Bằng khen của UBND Tỉnh : 06. - Bằng khen của Tỉnh Đoàn : 09. - Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 : 01. VIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN - Đào tạo nguồn giáo viên đạt trình độ cao đẳng, đạt chất lượng theo theo cầu và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trường mầm non trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Phát triển cơ sở hiện tại tương xứng với vị thế của một trung tâm giáo dục hàng đầu của tỉnh, ngang tầm với các trường cao đẳng, đại học tiên tiến trong khu vực và trong nước. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hiện đại, hiệu quả theo mô hình cao đẳng, cao đẳng đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng nghiên cứu. - Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đạt tiêu chuẩn theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. - Hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học có uy tín trong khu vực và trong nước trong việc đào tạo đại học và triển khai các hoạt động học thuật, góp phần phát triển KH-CN và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Liên hệ: Địa chỉ: Số 06 Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. Điện thoại: (0650) 3.822.518 Fax: (0650) 3.837.150 Email: hcthcdspbd@gmail.com. |
Nếu bạn gặp khó khăn về ngoại ngữ hãy coppy tên try cập ( link ) của trang hoặc đoạn văn bản cần dịch dán vào trang Google dich . Xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ chúng tôi !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét